Để trẻ nhạy bén và dũng cảm hơn, ông bà bố mẹ không thể bỏ qua 5 phim hoạt hình này

Một bộ phim hoạt hình tốt có thể sẽ giúp bạn giáo dục con cái tốt hơn. Một đứa trẻ có thể trở nên tinh tế hơn khi xem bộ phim thú vị. Đứa trẻ có thể sẽ tự tưởng tượng và hóa mình vào nhân vật chính trong phim, điều này rất tốt cho

Một bộ phim hoạt hình tốt có thể sẽ giúp bạn giáo dục con cái tốt hơn. Một đứa trẻ có thể trở nên tinh tế hơn khi xem bộ phim thú vị. Đứa trẻ có thể sẽ tự tưởng tượng và hóa mình vào nhân vật chính trong phim, điều này rất tốt cho trí não và thúc đẩy trí tưởng tượng cho đứa trẻ rất tốt.

Dưới đây chính là 5 bộ phim hoạt hình mà các bạn nhỏ rất đáng xem.

Bộ phim số 1: “BAO”

Phim hoạt hình này đã giành giải phim hoạt hình ngắn hay nhất tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 9. Nội dung bộ phim muốn nói về quá trình của một gia đình nuôi dạy con cái.

Cả bộ phim chỉ dài vỏn vẹn có 7 phút nhưng bất cứ ai khi xem bộ phim cũng phải rơi nước mắt.

Nội dung bộ phim như sau:

Một ông chồng vội vã ăn xong miếng bánh bao để kịp đi làm, bỏ lại bà vợ nội trợ cô đơn. Khi người mẹ đang chuẩn bị ăn miếng bánh cuối cùng thì bỗng miếng bánh khóc ré lên và biến thành một em bé bánh bao.

Người mẹ sau đó đã nuôi nấng bánh bao như đứa con của mình. Bà chăm bẵng, bón cho nó ăn, dỗ dành cho ngủ, còn đưa đi chơi hàng ngày. Chỉ trong một thời gian ngắn, Bảo đã lớn thành một cậu bé bánh bao ngỗ nghịch và ham chơi, có khi còn ngang ngược, đi theo bạn bè để chơi bời. Thậm chí còn dẫn bạn gái về nhà, và cố gắng tránh xa sự kiểm soát của mẹ.

Cuối cùng, vì quá tức giận và để kiểm soát con, người mẹ đã nuốt ngược con vào bụng rồi bật khóc.

Chi tiết này như có một ngụ ý: thà hủy diệt con còn hơn là để đứa trẻ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.

Kết thúc phim hoạt hình, người mẹ tỉnh dậy và thấy đứa con đi ngoài về với chiếc bánh ngọt yêu thích. Hóa ra đây chỉ là giấc mơ của người mẹ.

Bộ phim hoạt hình này đã vạch trần phương pháp giáo dục của cha mẹ kiểu Trung Quốc. Đã là cha mẹ chúng ta nên học cách buông bỏ con cái, đồng thời con cái cũng nên hiểu cho những hy sinh, cực nhọc của cha mẹ nếu cha mẹ không muốn rời xa khi các con lớn. Hãy quan tâm đến cha mẹ nhiều hơn.

Bộ phim số 2: “Món quà”

Cả bộ phim “Món quà” chỉ vỏn vẹn 4 phút nhưng có thể giúp các bé có được sự tự tin cho bản thân. Nhân vật chính của câu chuyện là một cậu bé tên Xiaobai.

Một ngày nọ, mẹ đi làm mang theo một chiếc hộp các tông và bảo cậu bé đó là món quà mà bố tặng. Nhưng vì cậu bé mải mê chơi game mà phớt lờ lời nói của mẹ. Anh ta đã không mở hộp quà cho đến khi mẹ đi lên lầu, khi một con chó con sủa và nhảy ra ngoài. Hai chân của chú chó con bị tật.

Lúc đầu, cậu bé không thích thú chú chó lắm, chỉ mải mê chơi game. Về sau vì thấy chú chó chạy nhảy khắp nhà, nên cậu cảm thấy thú vị và quyết định ra ngoài chơi với chú chó.

Điều bất ngờ là sau khi cậu bé đứng dậy, khán giả mới nhận ra rằng cậu bé cũng là người khuyết tật.

Ở phần đầu phim hoạt hình, cậu bé đang chơi trò chơi, khi chú chó chạy ra khỏi chiếc hộp, cậu cảm thấy ghê tởm khi nhìn thấy chú chó con tàn tật. Điều này có nghĩa là cậu cũng không muốn giao tiếp với người khác, thậm chí chấp nhận sự tật nguyền của mình.

Và khi cậu bé dũng cảm đứng lên có nghĩa là cậu bé đã sẵn sàng đón nhận thế giới, mở rộng trái tim của mình.

Sau khi xem xong, bạn có thể nói với con rằng ai cũng có khuyết điểm, và khi chúng ta chấp nhận khuyết điểm của bản thân, chúng ta mới có thể sống hạnh phúc mỗi ngày được.

Bộ phim số 3: “Biệt đội Big Hero 6”

Bộ phim này đã giành được giải Oscar lần thứ 87 cho hạng mục “Phim hoạt hình hay nhất”.

Đây là câu chuyện có thể nói khá quen thuộc của rất nhiều người.

Nhân vật chính là Hiro Hamada – một thần đồng chế tạo trẻ tuổi tên, tuy là thiên tài công nghệ nhưng cậu ta luôn bỏ phí thời gian vào những trận đấu robot trái phép. Sợ Hiro bỏ phí tài năng của mình, anh trai của Hiro, Tadashi đưa Hiro đến phòng thí nghiệm công nghệ tại Viện Công nghệ San Fransokyo, nơi Hiro gặp bạn bè của Tadashi: GoGo, Wasabi, Honey Lemon, và Fred, cùng robot chăm sóc sức khỏe Baymax do Tadashi chế tạo. Để được nhập học trong trường, Hiro đã sáng chế và giới thiệu Bọ siêu nhỏ: một đám robot có kích thước nhỏ có thể liên kết với nhau trong bất kỳ bằng bộ điều khiển thần kinh từ xa. Giáo sư Callaghan, là trưởng khoa robot, đã chấp nhận cho Hiro học tại trường. Bất ngờ có một đám cháy bốc ​​lên tại hội trường, Tadashi xông vào cứu Callaghan, nhưng Tadashi không may qua đời.

Vào lúc này, chú robot Baymax đã xuất hiện, với sự động viên của Baymax, Hiro Hamada đã tập hợp một số người bạn lại và bắt đầu đi tìm chân tướng sự việc, chiến đấu chống lại thế lực tà ác.

Trong trận chiến, vì để cứu con gái của giáo sư là Abigail và Hiro nên Baymax đã không may qua đời. Cuối cùng Callaghan bị cảnh sát bắt, còn Abigail được đưa đi cấp cứu. Vài tuần sau, Hiro đã nhập học tại trường, ở tại chính căn phòng mà anh trai cậu từng sống và bất ngờ cậu ta phát hiện ra con chip màu xanh – vốn là linh hồn của Baymax, vẫn còn trong cánh tay của bộ giáp còn sót lại sau khi cứu Abigail. Hiro đã chế tạo một Baymax mới với tấm thẻ xanh cũ, Baymax phát hiện ra rồi ôm Hiro.

Cả bộ phim tràn đầy năng lượng tích cực, và Baymax là một anh hùng dễ thương.

Qua bộ phim hoạt hình này, các bé nhỏ có thể thấy được rằng công lý luôn chiến thắng cái ác, dù gặp khó khăn cũng phải có niềm tin vào cuộc sống.

Bộ phim số 4 : “Vua sư tử”

“The Lion King” là một bộ phim hoạt hình kể về quá trình trưởng thành của chú sư tử nhỏ simba, đây không chỉ là bộ phim đồng hành cùng các bé nhỏ mà có rất nhiều bậc cha mẹ đã từng xem trong thời thơ ấu của mình.

Cuộc sống hạnh phúc yêu đời bên cạnh cha mẹ và cô bạn Nala của cậu sớm chấm dứt khi người chú ruột Scar (mặt sẹo) có âm mưu cướp ngai vàng của cha cậu. Scar đã sắp đặt sẵn một kế hoạch tàn bạo, phối hợp với bầy linh cẩu hoang dàn dựng nên một cuộc chạy trốn tán loạn của vô vàn con linh dương rồi để cho Simba bị mắc kẹt trong đó. Để cứu con trai, vị vua của muôn loài đã phải hy sinh thân mình. Vừa tiêu diệt được đối thủ, vừa gây nên sự ân hận trong người cháu ruột bé nhỏ Simba, Scar đã đạt được mục tiêu của mình.
Simba bé bỏng ra đi với nỗi ân hận vô bờ về cái chết của cha, cậu trở nên suy sụp tinh thần chẳng buồn tranh chấp ngai vàng và quyền cai trị vương quốc. Còn Scar ngay lập tức lấy danh là người cuối cùng của dòng tộc lên ngôi vua và bắt tay với bọn linh cẩu làm loạn cả thảo nguyên. Cuộc sống trở nên tồi tệ hết sức, không còn những khung cảnh tươi xanh, không còn những dòng suối mát, không còn tiếng ca hát vui tươi. Nơi đây chỉ còn một không khí ảm đạm chết chóc.

Simba đi lang thang, kết bạn với lợn rừng Pumbaa và chồn đất Timon, sống một cuộc sống tự do tự tại đến tận lúc trưởng thành. Thời gian dường như xóa nhòa vết thương trong lòng Simba, cậu không còn quá nặng nề với cái chết của người cha đáng kính. Nhưng dường như có gì thôi thúc trong lòng, một cái gì đó như là trách nhiệm khi thấy mình đã lớn, Simba muốn quay về quê hương. Cuộc “hội ngộ” với cha đã khiến Simba càng muốn trở về cứu vương quốc. Trở lại nơi chôn rau cắt rốn, Simba quặn lòng khi thấy hình ảnh tươi đẹp không còn nữa, chỉ còn cảnh điêu tàn với sự hoành hành của bọn linh cẩu gian ác. Cuộc hội ngộ với mẹ và Nala yêu quý đã giúp Simba thêm sức mạnh chiến đấu chống lại Scar và bè lũ linh cẩu. Simba đã chiến thắng và tiếp nối trị vì vương quốc cha cậu đã xây dựng nên. Cuộc sống yên bình đã trở lại nơi đây, muông thú lại hát ca, suối nước lại róc rách, cây cối lại tươi xanh và ánh nắng chan hòa khắp nơi.

Cha mẹ có thể cùng các con mình xem phim hoạt hình này, để con học được cách dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm, trở thành người sống có ích, đám đứng ra chịu trách nhiệm với những gì mình làm.

Bộ phim số 5: Nick và Judy (Zootopia)

Nhân vật chính trong phim hoạt hình là một cô thỏ tên là Judy, ước mơ của cô là trở thành một cách sát thỏ và gìn giữ hòa bình cho thế giới.

Tuy nhiên vì thân hình quá nhỏ bé, cô thỏ Judy đã phải chăm chỉ và cố gắng hơn những con vật khác trong sở cảnh sát. Dù khó khăn nhưng Judy luôn lạc quan và không bao giờ bỏ cuộc.

Nhưng rồi một bước ngoặt đã thay đổi mọi việc, cô tình cờ gặp Nick Wilde, một tên cáo chuyên đi lừa bịp người khác. Cô đã bắt được gả. Hơn nữa cô còn tìm được một động vật bị mất tích khác, cuối cùng cô cũng trở thành cảnh sát thỏ đầu tiên của Zootopia.

Khẩu hiệu của bộ phim này là “mọi người đều có điểm mạnh của mình”, có ý muốn nói với trẻ rằng hãy kiên trì thực hiện ước mơ của mình và hãy làm việc chăm chỉ để trở thành những gì mà các con muốn.

Nếu bạn chưa cùng con xem qua 5 bộ phim này thì hãy xem ngay đi nhé.

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link