Con trai đòi mua đồ chơi, ông bố làm nũng ngay tại chỗ, cậu con trai: Dậy đi bố, con không đòi mua nữa.

Không ít trường hợp trẻ đòi mua đồ chơi mỗi lần đi chơi cùng bố mẹ. Vấn đề này làm các bậc cha mẹ rất phiền lòng, mỗi lần dắt trẻ ra đường phải đấu tranh trí óc, can đảm lắm vì hễ nhìn thầy là trẻ lại muốn mua đồ chơi. Trong tình huống

Không ít trường hợp trẻ đòi mua đồ chơi mỗi lần đi chơi cùng bố mẹ. Vấn đề này làm các bậc cha mẹ rất phiền lòng, mỗi lần dắt trẻ ra đường phải đấu tranh trí óc, can đảm lắm vì hễ nhìn thầy là trẻ lại muốn mua đồ chơi. Trong tình huống này mỗi cha mẹ lại có một cách xử lý riêng, nhưng trường hợp người bố sau đây đã giải quyết vấn đề một cách rất thú vị.

Trong chương trình nghiên cứu cuộc sống ở Nhật bản, cậu bé và ông bố đến một siêu thị đồ chơi. . Dù đưa con trai đi siêu thị theo kế hoạch của ê-kíp chương trình, ông bố đã biết trước kịch bản nhưng cậu con trai thì không, cậu bé rất vui vẻ mua sắm và mê mẩn đồ chơi. Cậu bé đòi bố mua cho mình nhưng bố không đồng ý, cậu bé không chịu đi mà tiếp tục đòi.

Như bình thường, nếu thấy cha mẹ không đồng ý cho mua đồ chơi, bọn trẻ phải nằm lăn ra đất, lăn lộn khóc lóc, nhưng hai cha con thì khác.

Trước sự đòi hỏi của con, ông bố nằm lăn ra đất lăn lộn, vùng vẫy và hành động như một đứa trẻ hư:

“Không, không mua đồ chơi, con muốn mua thì sẽ không dậy đâu”

Đứa nhỏ đương nhiên không ngờ người cha lại phản ứng như vậy, nhất thời sửng sốt, cậu bé vội vàng tiến về phía người cha và cố gắng kéo người cha dạy, nhưng người cha không chịu.

Cậu con trai không còn cách nào khác đành phải thỏa hiệp và nói với cha mình một cách bất lực:

“Dậy đi con không đòi mua nữa đâu.”

Sau khi hai cha con trở về nhà, người cha hỏi cậu con trai có còn muốn món đồ chơi đó hay không. Mặc dù rất thích món đồ chơi đó. Nhưng bố làm như vậy, cậu bé chỉ muốn nhanh chóng rời đi.

Cha mẹ xử lý thế nào khi con mình đòi mua đồ chơi một cách vội vàng?

1. Thống nhất trước và đặt ra thỏa thuận trước khi đi chơi

Cha mẹ có thể thỏa thuận với con cái về việc con được chi tiêu bao nhiêu tiền cho lần đi chơi này. Khi con muốn mua đồ chơi, hãy nói với con:

“Tiền để mua đồ chơi này sẽ đến từ số tiền con được tiêu trong ngày hôm này. Sau khi con tiêu hết, còn sẽ không còn tiền để mua những thứ khác. Con có chắc chắn muốn mua nó không?”

Cha mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận đã lập ra và điểm quan trọng: Nếu trẻ phá vỡ các quy tắc riêng đã thỏa thuận, thì trong những lần đi chơi sau trẻ sẽ không được chi tiêu gì hết và con cái sẽ coi trọng điều đó.

2. Giữ bình tĩnh cho dù trẻ gây rắc rối như thế nào.

Trẻ hay đe dọa cha mẹ bằng cách khóc lóc, la hét khi không được đáp ứng mong muốn. Trước tình trạng trẻ khóc, cha mẹ nên giữ bình tĩnh, cố gắng chuyển hướng chú ý của trẻ sang hướng khác và trao đổi với trẻ sau khi trẻ đã bình tĩnh lại.

Thông điệp nuôi dạy con cái:

Suy cho cùng, bản chất của trẻ em là chúng thích chơi đùa và không có khả năng tự chủ. Chính vì chúng còn ngây thơ và nghịch ngợm nên chúng cần sự giáo dục và hướng dẫn của cha mẹ. Vì vậy, các bậc cha mẹ có thể kiên nhẫn và quan tâm hơn, bớt nóng nảy và phàn nàn, cũng như tưới và nuôi dưỡng những cây non nhỏ bé này để chúng có thể phát triển mạnh mẽ.

Con bạn có khóc đi mua đồ chơi không? bạn sẽ làm gì trong tình huống này?

Chia sẻ bài viết:
X