Con ơi! Con đừng gửi mẹ vào viện dưỡng lão…

Người con trai là trụ cột chính trong gia đình vì vậy phải đi làm và đi công tác liên tục không có nhiều thời gian ở nhà để chú ý và dành thời gian chăm sóc mẹ của mình. Vì vậy mọi việc trong nhà đều là vợ anh lo liệu, cả việc chăm

Người con trai là trụ cột chính trong gia đình vì vậy phải đi làm và đi công tác liên tục không có nhiều thời gian ở nhà để chú ý và dành thời gian chăm sóc mẹ của mình.

Vì vậy mọi việc trong nhà đều là vợ anh lo liệu, cả việc chăm sóc người mẹ của anh nay đã ngoài 80 tuổi, thỉnh thoảng hơi lẫn, nhớ nhớ quên quên. Một hôm anh con trai đi làm về, tình cờ anh nghe thấy vợ nói với mẹ:

-“Con nấu thế nào mẹ cũng kêu, lúc thì kêu nhạt, giờ lại kêu mặn”.

Lúc này người mẹ chỉ im lặng và ăn hết chỗ đồ ăn trong bát. Sau đó, người con trai ăn đồ ăn và liền kêu lên với vợ rằng:

-“Em biết mẹ bị cao huyết áp, sao vẫn nấu mặn như vậy?”.

Người vợ cũng không vừa, thái độ khó chịu và nói:

“Vậy lần sau việc cơm nước cho mẹ anh, anh tự lo liệu hết nhé”.

Mấy ngày hôm nay anh con trai đi làm về đều trầm ngâm, như đang có chuyện gì muốn nói với mẹ nhưng chưa đủ can đảm để nói.

Người mẹ như hiểu ra vấn đề nên nói với con trai:

-“Con có chuyện gì muốn nói với mẹ à? Con nói đi”.

vien duong lao
Mẹ chịu bao nhọc nhằn, vất vả nuôi con nên người. Nhưng đến khi mẹ già, con lại không chăm sóc mà muốn gửi mẹ vào viện dưỡng lão. Ảnh minh họa.

Lúc này anh ấy đã lấy hết can đảm để nói với mẹ:

-“Mẹ ơi, thực ra con có chuyện này. Công việc sắp tới của con rất bận vì con được thăng chức, phải tiếp khách và đi công tác liên tục nên không có thời gian ở nhà. Vợ con thì nói muốn đi làm, nên ở nhà hàng ngày sẽ không có ai để ý và chăm sóc mẹ. Nên là con sẽ gửi tạm mẹ vào viện dưỡng lão một thời gian nhé…”.

Người mẹ nghe xong thì nước mắt trực trào ra, nói với con trai:

-“Mẹ ở nhà mẹ vẫn tự lo được, con cứ yên tâm đi làm. Mẹ không muốn vào đó đâu…”.

Thế nhưng, dường như người con trai vẫn cố gắng thuyết phục mẹ:

-“Mẹ cũng thấy rồi đấy, vợ con luôn tỏ thái độ với mẹ, chăm sóc mẹ cũng không được chu đáo. Có những thời điểm con sẽ đi công tác cả tuần, cả tháng con sẽ không yên tâm để mẹ ở nhà. Cho mẹ đến viện dưỡng lão có người để ý, chăm sóc con còn thấy yên tâm hơn. Thỉnh thoảng con sẽ vào thăm mẹ”…

Thấy con trai nói vậy nên người mẹ cũng xuôi và cũng không biết làm cách nào khác…

Lúc sau, người con trai trở về phòng và suy tư. Anh nhớ lại hồi còn nhỏ, mẹ anh đã từng phải vất vả kiếm tiền để lo cho anh ăn học. Bố mất sớm nên một mình mẹ gồng gánh, bươn chải đủ nghề để anh trưởng thành, có ngày hôm nay.

Mẹ anh cũng quyết không đi thêm bước nữa để tập trung chăm lo cho anh. Cả tuổi xuân của bà hy sinh cho anh mà chưa một lần đòi hỏi con trai báo đáp.

Mẹ anh đã hy sinh một đời mà chưa khi nào mặc cả về sự hiếu thảo của anh. Nhưng ngược lại thì sao? Vợ anh vì không muốn ở cùng mẹ anh mà đã đem hôn nhân ra uy hiếp anh! Vì vậy bản thân anh có chút do dự.

Tuy nhiên, sau đó là tiếng của vợ con đã khiến anh quay trở lại thực tại, anh vẫn muốn chiều theo ý vợ và nghĩ rằng vậy cũng tốt cho mẹ mình hơn là hiện tại.

Sau đó 1 tuần, vào ngày anh được nghỉ anh đã gói ghém đồ đạc của mẹ và đưa mẹ đến viện dưỡng lão. Mẹ nhìn có vẻ khá buồn nhưng vì đó là ý mà con trai bà nói ra nên bà chiều theo quyết định của con mà không một lời than vãn. Đúng như những đức tính hy sinh, thương yêu con từ xưa đến nay không hề thay đổi… Bà có thể chịu khổ, chịu làm mọi việc miễn là con trai bà cảm thấy vui vẻ.

vien duong lao
Mẹ vào viện dưỡng lão để chiều theo lòng của con nhưng thực sự trong lòng mẹ rất buồn. Ảnh minh họa.

Đến nơi, khu vực mà anh gửi mẹ là một khu khá sạch sẽ, khang trang. Những người cao tuổi mặc những chiếc áo giống nhau, có người thì trò chuyện vui vẻ, có người lại ngồi cửa sổ nhìn ra ngoài với ánh mắt xa xăm, có cụ thì được con cháu đến thăm nhưng chỉ chớp nhoáng rồi lại đi ngay.

Anh con trai sau khi sắp đặt đồ đạc xong xuôi cho mẹ trong phòng, ngồi được 1 tiếng thì nói với mẹ:

-“Mẹ ơi. Mẹ ở đây nhé, hôm nào công việc con rảnh con qua thăm mẹ ạ. Giờ con phải đi rồi ạ”.

Người mẹ chỉ biết gật đầu. Gương mặt nhăn nheo, ánh mắt đượm buồn nhìn theo con trai.

Trên đường về, người con trai vừa lái xe vừa nhớ lại những kỷ niệm thời thơ bé. Theo trí nhớ của anh, mẹ chưa từng xa anh dù chỉ 1 ngày. Nếu bận công việc đi đâu sẽ gửi anh nhà ông bà ngoại hoặc người quen và sẽ đón anh về sớm. Ngày anh còn nhỏ, anh rất sợ phải xa mẹ và luôn muốn ở cạnh mẹ.

Về đến nhà, anh thấy vợ anh đang hớn hở dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, vợ anh đã tiện tay vứt đi một số món đồ của mẹ anh.

Lúc này anh cảm thấy tức giận, hét lên:

“Em đang làm gì vậy? Dừng lại đi! Đó là những món đồ của mẹ, tại sao em lại vứt đi?”.

Người vợ nói:

-“Giờ mẹ anh không ở nhà nữa, thì đâu có dùng đến những đồ này. Không vứt đi để làm gì?”.

Người con trai lúc này cúi xuống, nhặt từng món đồ của mẹ và nói với vợ:

-“Lần sau đừng bao giờ đụng vào đồ của mẹ tôi. Nếu không đừng có trách!”.

Buổi tối, ăn cơm xong, buổi tối ngày đầu tiên mẹ không ở nhà. Anh con trai cảm thấy thiếu vắng, trống trải. Bao nhiêu kỷ niệm của mẹ ùa về.

Lúc này thời tiết hơi se se lạnh, nghĩ lại những ngày còn nhỏ anh được mẹ chăm sóc, nấu những món ăn ngon, mua quần áo ấm cho mà anh bỗng lặng người đi.

Nghĩ giờ mẹ ở trong kia chắc đang cô đơn lắm. Mẹ giờ già rồi, hay đau mỏi lưng, mẹ còn hay có thói quen bôi dầu gió mỗi khi trời lạnh… Anh nhìn những đồ vật hay dùng của mẹ để trong phòng mà khóc nấc lên như một đứa trẻ.

Bất giác anh bật dậy, chạy đi lấy xe phóng vun vút trong đêm, vừa lái xe anh vừa khóc. Anh nhận ra mình đã sai khi đã không quyết liệt giữ mẹ ở lại mà lại xuôi theo ý của vợ.

Anh đi trên đường và thấy hối hận, mong thật nhanh được gặp mẹ.

Đến nơi, dù đã muộn nhưng khi vào phòng của mẹ, lúc này mẹ anh vẫn chưa ngủ. Anh thấy trên gương mặt của mẹ lăn dài những giọt nước mắt mà không hề biết con trai đang đứng đó từ lúc nào.

Anh bật điện lên, vừa nói vừa khóc nấc lên:

-“Mẹ ơi. Con xin lỗi me, con sai rồi. Mẹ về nhà với con mẹ nhé…”.

Nói rồi hai mẹ con ôm trầm lấy nhau, một cái ôm ấm áp, thân thuộc bao nhiêu năm vẫn vậy. Anh bỗng thấy yên bình và thấy vui vì quyết định này của mình.

Mặc cho vợ anh sẽ có phản ứng ra sao, anh sẽ mặc kệ và không quan tâm nữa. Giờ anh chỉ cần có mẹ, được ở bên mẹ chính là điều khiến anh cảm thấy hạnh phúc nhất.

Anh nhận ra bản thân nhu nhược bấy lâu nay, vì nghe lời vợ mà khiến mẹ khổ. Ngay ngày hôm sau, anh đã tìm người giúp việc để phụ chăm sóc mẹ của mình. Người mẹ khi được con đón về tâm trạng cũng vui tươi hơn rất nhiều… Còn phía vợ anh, anh không quan tâm nữa. Anh cho rằng nếu còn yêu anh thì cô ấy sẽ yêu thương cả mẹ anh và tôn trọng quyết định của anh. Còn ngược lại… Anh tùy theo duyên số. Mẹ anh thì chỉ có 1 mà thôi!

Nhớ một bài hát có câu:

“Ngoài kia thế giới bao la rộng lớn

Còn thế giới của mẹ chính là con, là niềm vui của con, là ngôi nhà, là gia đình…”

Mẹ đã từng một đời vất vả, hy sinh yêu thương con. Vì vậy, con cái cũng nên hiếu thảo với mẹ, phụng dưỡng mẹ tuổi già vậy mới xứng đáng làm con của mẹ và sẽ không phải hối hận nếu một ngày phải “xa” mẹ!

Chia sẻ bài viết:
X