Chi tiết bảng lương mới của giáo viên và nhiều chính sách hiệu lực từ 1/2024

Năm 2024, nhiều chính sách trong lĩnh vực giáo dục về tiền lương, thưởng, chế độ cho nhà giáo sẽ được thực thi.

Từ tháng 1/2024, những giáo viên dạy học tại các trường dự bị đại học sẽ được tính lương, mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mới.

Các quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học; đánh giá, công nhận đơn vị học tập, quy định về chiến sĩ thi đua mới… là chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1/2024.

Giáo dục - Chi tiết bảng lương mới của giáo viên và nhiều chính sách hiệu lực từ 1/2024

Ảnh minh họa.

Cải cách tiền lương từ 1/7/2024

Thông tin trên báo Dân Trí, điểm nổi bật được quan tâm trong chính sách năm 2024 là việc cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm.

Trong đó, đội ngũ giáo viên đang là lực lượng chủ yếu trong hệ thống cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang hiện nay.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, bảng lương sẽ thiết kế cơ cấu mới gồm: Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương). Ngoài ra, bảng lương sẽ bổ sung thêm tiền thưởng, chiếm khoảng 10% quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Theo Nghị quyết, cơ cấu tiền lương mới sau cải cách của giáo viên sẽ gồm ba bộ phận là lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng. Do đó, so với hiện nay, lương giáo viên trong khu vực công sẽ được bổ sung thêm tiền thưởng.

Lương giáo viên sẽ được tính theo công chức: Lương = Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng (nếu có).

Như vậy, việc trả lương của giáo viên là viên chức sẽ không thực hiện theo (hệ số x mức lương cơ sở) như hiện nay mà được thay thế bằng các bảng lương theo vị trí việc làm gồm một bảng lương chức vụ và một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Cũng giống cán bộ, công chức, viên chức khác, giáo viên là viên chức sẽ được sắp xếp lại chế độ phụ cấp khi cải cách tiền lương. Tuy nhiên, dù sắp xếp lại thì cơ cấu phụ cấp của giáo viên vẫn phải chiếm 30% tổng quỹ lương.

Luật Thi đua, Khen thưởng có hiệu lực từ 1/1/2024

Cụ thể, Luật Thi đua, Khen thưởng có hiệu lực từ 1/1/2024 với nhiều điểm mới liên quan tới viên chức giành giáo dục. Theo đó, điều 23 về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Luật mới quy định cá nhân được xét, đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” là những người đạt các tiêu chuẩn “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận.

Theo hướng dẫn này, tiêu chí sáng kiến kinh nghiệm không còn là tiêu chí duy nhất khi xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.

Bảng lương giáo viên dự bị đại học mới

Theo VTC News, Thông tư số 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 15/1 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trường dự bị đại học.

Thông tư quy định cụ thể về nhiệm vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên dự bị đại học mỗi hạng.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học bao gồm: Giáo viên dự bị đại học hạng III – Mã số: V.07.07.19; giáo viên dự bị đại học hạng II – Mã số: V.07.07.18; giáo viên dự bị đại học hạng I – Mã số: V.07.07.17.

Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng với Nghị định 204 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1

Thông tư 23 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ 23/1, quy định việc dạy và học Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1.

Theo thông tư, việc dạy học Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục đích chuẩn bị tâm thế, hình thành các kĩ năng học tập cơ bản; hình thành và phát triển năng lực nghe, nói, đọc, viết. Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực, phẩm chất người học.

Thông tư cũng quy định, tùy vào điều kiện ở từng địa phương, hiệu trưởng và bộ phận chuyên môn lập kế hoạch chi tiết sao cho phù hợp, hiệu quả.

Sở GD&ĐT các địa phương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chức dạy học này theo quy định.

Công thức tính lương hưu của giáo viên 2024

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lương hưu của giáo viên được tính theo công thức: Lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ hưởng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Với lao động nam, đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.

Đối với lao động nữ, đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỉ lệ hưởng, mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỉ lệ hưởng.

Đổi mới chính sách tiền lương, thu nhập giáo viên tăng từ 2024 – 3
Giáo viên tại TPHCM đã về hưu trong một tiết dạy tái hiện quá khứ (Ảnh: Bùi Trung).

Ví dụ, giáo viên nam A đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 25 năm. Khi giáo viên này nghỉ hưu, tỉ lệ lương hưu sẽ được nhận như sau:

20 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng 45%.

5 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại được hưởng 5 x 2% = 10%.

Tổng tỉ lệ lương hưu của giáo viên A = 45% + 10% = 55%.

Giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên A là 9 triệu đồng/tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó, bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, trên cơ sở lương của người lao động, tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32% (trong đó người lao động đóng 10,5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội).

Như vậy, giả sử với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 9 triệu đồng/tháng thì mức hưởng lương hưu của ông A là = 55% x 9 triệu đồng = 4,95 triệu đồng/tháng.

Cụ thể, sau đây là chi tiết về các mức lương của giáo viên các cấp tính đến ngày 30/6/2024:

Lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng I, II, III (tương đương viên chức loại A2, A1, A0). Từ ngày 01/7/2023, với mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng và trả lương theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp thì bảng lương mới của giáo viên mầm non (đã tính thêm phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi và trừ BHXH) sẽ như sau:

(Mức lương thực nhận của GVMN theo bảng trên chưa tính các loại phụ cấp, phí khác như: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực, khoản trừ phí công đoàn…).

Ghi chú:

– PCTN: Phụ cấp thâm niên. GVMN công tác từ năm thứ 5 trở đi sẽ được hưởng thêm phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng, từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm cộng thêm 1% vào mức lương hiện hưởng.
– PCƯĐ: Phụ cấp ưu đãi (35% mức lương)
– BHXH: Mức trừ để đóng Bảo hiểm xã hội (trừ 10,5% mức lương đã tính gộp thêm phụ cấp thâm niên)
 

Một số lưu ý về tiền lương của giáo viên mầm non:

  • Giáo viên mầm non hạng II, hạng III (theo quy định cũ) nếu đạt chuẩn theo quy định mới thì giữ nguyên mức lương theo xếp hạng GVMN mới (vẫn là hạng II, hạng III);
  • Giáo viên hạng II (cũ) nếu được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (theo quy định mới) khi trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì mức lương sẽ tăng;
  • Giáo viên hạng II (cũ) chưa đạt chuẩn theo quy định mới thì được bổ nhiệm GVMN hạng III, mức lương không thay đổi;
  • Giáo viên hạng IV (cũ) nếu đạt chuẩn theo quy định mới sẽ được bổ nhiệm thành GVMN hạng III (mới) và mức lương sẽ tăng hơn trước;

Đối với giáo viên tiểu học:

Lương giáo viên tiểu học gồm 3 hạng: I, II, III (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 – nhóm A2.1; loại A2 – nhóm A2.2 và loại A1). Do đó, hệ số lương giáo viên được nhận sẽ từ 2,34 đến cao nhất là 6,78. 

Bảng lương của giáo viên tiểu học (dựa theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp và mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng tính đến 30/6/2024, tính thêm phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi, BHXH) như sau:

Ghi chú:

– PCTN: Phụ cấp thâm niên. GV tiểu học công tác từ năm thứ 5 trở đi sẽ được hưởng thêm phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng, từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm cộng thêm 1% vào mức lương hiện hưởng.

– PCƯĐ: Phụ cấp ưu đãi (35% mức lương)
– BHXH: Mức trừ để đóng Bảo hiểm xã hội (trừ 10,5% mức lương đã tính gộp thêm phụ cấp thâm niên)

Mức lương thực nhận của giáo viên tiểu học theo bảng nêu trên chưa tính các loại phụ cấp, phí khác như: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực, phí công đoàn… Mức thực nhận có thể cao hơn nữa do giáo viên có thể được nhận thêm phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ,…tùy theo số năm công tác, chức vụ.

Một số lưu  ý về lương GV tiểu học:

  • Bảng lương mới áp dụng cho giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập và các cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học;
  • Giáo viên tiểu học hạng II, hạng III (theo quy định cũ) nếu đạt chuẩn vẫn xếp là Giáo viên tiểu học hạng II, hạng III. Giáo viên khi chuyển từ hạng II cũ sang hạng II mới được chuyển xếp lương từ viên chức loại A1 (2,34) sang A2.2 (4,0).
  • Giáo viên hạng II cũ nếu được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (theo quy định mới) khi trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì mức lương sẽ tăng.
  • Giáo viên hạng IV (cũ) nếu đạt chuẩn theo quy định mới sẽ được bổ nhiệm thành giáo viên tiểu học hạng III (mới) và mức lương sẽ tăng.
  • Trường hợp giáo viên có trình độ CĐSP nhưng hưởng lương hạng IV cũ (hệ số lương 2,06 – 4,06) thì không được xếp lương mới mà vẫn tiếp tục hưởng lương trung cấp.
  • Giáo viên tuyển dụng từ ngày 20/3/2021 có trình độ đại học được bổ nhiệm lương giáo viên tiểu học hạng III mới có hệ số lương 2,34.
  • Giáo viên chưa đạt tiêu chuẩn của hạng tương ứng (trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng) thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch số 20,21,22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, không bổ nhiệm hạng thấp hơn liền kề. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng

Đối với giáo viên trung học cơ sở:

Lương giáo viên trung học cơ sở gồm 3 hạng: I, II, III (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 – nhóm A2.1; loại A2 – nhóm A2.2 và loại A1). 

Bảng lương đối với giáo viên THCS (sau khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng tính đến 30/6/2024) như sau:

Ghi chú:

– PCTN: Phụ cấp thâm niên. (Xem hướng dẫn như trên)
– PCƯĐ: Phụ cấp ưu đãi (30% mức lương)
– BHXH: Mức trừ để đóng Bảo hiểm XH (trừ 10,5% mức lương đã tính gộp thêm phụ cấp thâm niên)

Mức lương thực nhận của giáo viên THCS theo bảng lương trên chưa tính các loại phụ cấp khác như: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực và trừ phí công đoàn. Tùy theo số năm, chức vụ, địa bàn công tác thì mức lương có thể tăng thêm.

Một số lưu  ý về mức lương của GV THCS:

  • Đối tượng áp dụng bảng lương trên là giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp THCS, trung tâm GDTX, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – GDTX, trường chuyên biệt công lập;
  • GV THCS hạng I (theo quy định cũ, mã số V.07.04.10) nếu đạt chuẩn và được xếp là GV THCS hạng I theo quy định mới thì mức lương sẽ tăng hơn trước. Giáo viên hạng I cũ nếu không đủ thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề (cụ thể hạng III là 9 năm, hạng II là 6 năm) thì được giữ nguyên mã số lương, lương hiện hưởng cho đến khi đủ thời gian giữ hạng thì được bổ nhiệm hạng mới. 
  • GV THCS hạng II (theo quy định cũ, mã số V.07.04.11) nếu đạt chuẩn và được xếp là GV THCS hạng II theo quy định mới thì được chuyển xếp lương từ viên chức loại A1 (2,34) sang A2.2 (4,0) nên mức lương sẽ tăng mạnh. Giáo viên hạng II cũ nếu không đủ thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề (hạng III là 9 năm, hạng II là 6 năm) thì được giữ nguyên mã số lương, lương hiện hưởng đến khi đủ thời gian giữ hạng thì được bổ nhiệm hạng mới.
  • GV THCS hạng III (mã số V.07.04.12 theo quy định cũ) nếu đạt chuẩn và được xếp là GV THCS hạng III theo quy định mới thì mức lương sẽ tăng. Còn nếu chưa đạt chuẩn (không có Đại học) thì tiếp tục hưởng lương như hiện hành, có hệ số lương từ 2,1 – 4,89 đến khi có trình độ đại học thì chuyển xếp lương hạng III mới.
  • Giáo viên THCS đạt trình độ và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề của hạng mới thì việc chuyển xếp lương hầu như không tăng, chỉ trừ hạng II cũ sang hạng II mới có trường hợp giáo viên có hệ số lương 3,33 – 3,66 (nếu đủ 9 năm giữ hạng II, III cũ) có thể được bổ nhiệm xếp lương 4,0.
  • Giáo viên mới được tuyển dụng từ ngày 20/3/2021, được bổ nhiệm giáo viên hạng III mới có hệ số lương 2,34.

Đối với giáo viên trung học phổ thông

Theo Thông tư 04/2021 và văn bản sửa đổi thì Giáo viên THPT sẽ được tính lương theo 3 hạng chức danh nghề nghiệp là I, II và III với hệ số lương giống như quy định cũ, không có sự thay đổi.

Áp dụng mức lương cơ bản 1,8 triệu đồng/tháng thì mức lương thực tế và một số khoản phụ cấp của giáo viên THPT tính đến ngày 30/6/2024 cũng sẽ được tăng lên so với trước. Cụ thể như sau:

Ghi chú:

– PCTN: Phụ cấp thâm niên (Bậc 3: 6% mức lương hiện hưởng, nếu tăng thêm 1 bậc thì tăng thêm 3%)
– PCƯĐ: Phụ cấp ưu đãi (30% mức lương)
– BHXH: Mức trừ để đóng BHXH (trừ 10,5% mức lương đã tính gộp thêm phụ cấp thâm niên)

(Mức lương thực nhận theo bảng trên chưa tính các loại phụ cấp khác như: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực…, chưa trừ phí công đoàn)

Đối với giảng viên trường Đại học, cao đẳng sư phạm

Lương của diện đối tượng này, tham khảo bài viết: Bảng lương giảng viên  Đại học, cao đẳng sư phạm từ 2024

Một số điểm cần chú ý:

– Chế độ lương, phụ cấp theo các bảng lương mới, phụ cấp mới nói trên được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT và 04/2021/TT-BGDĐT được áp dụng từ ngày 20/3/2021. Còn chế độ tiền lương mới cho giáo viên dự kiến cải cách theo Nghị quyết 27/NQTW hiện đang tạm hoãn. (tức chưa có dự thảo các bảng lương mới cho giáo viên các cấp)

– Theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/2/2021 về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông thì nếu áp dụng bảng lương mới hệ số lương giáo viên vẫn được đảm bảo ở mức bằng và cao hơn so với hiện hành, cụ thể:
  • Những giáo viên đang ở hệ số lương 3,33 – 3,66 – 3,99 đều được chuyển xếp vào hệ số lương 4,0 nếu như họ được chuyển từ hạng II cũ sang hạng II mới.
  • Đối với giáo viên trẻ khi đạt hệ số lương 3,33, đạt giáo viên hạng II thì cũng được chuyển lên 4,0.
  • Những giáo viên có thâm niên cao, đã đạt trần hệ số lương 4,98, nếu áp dụng theo bảng lương mới sẽ tiếp tục được tăng bậc lương đến hệ số lương là 6,38 (cao hơn mức trần hiện hành là 1,4) .
  • Nếu giáo viên phải xuống hạng (từ hạng II xuống hạng III) thì hệ số lương vẫn được đảm bảo như hiện nay và có hệ số từ 2,34 đến 4,98.
Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/chi-tiet-bang-luong-moi-cua-giao-vien-va-nhieu-chinh-sach-hieu-luc-tu-1-2024-d33680.html
X