Chỉ còn 3 trường hợp viên chức được ‘biên chế suốt đời’, đó là những trường hợp nào

Biên chế suốt đời là gì và khi nào thì một viên chức được vào biên chế suốt đời?

Biên chế là gì?

Biên chế là từ được sử dụng nhiều trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP đề cập đến định nghĩa của biên chế như sau:

“Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Có thể hiểu biên chế là số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cấp thẩm quyền (hiện nay là Bộ nội vụ, Bộ, cơ quan ngang Bộ…) giao, quyết định. Những người thuộc biên chế sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cần lưu ý, ngoài biên chế, hiện nay còn có tinh giản biên chế. Tinh giản biên chế là việc loại ra khỏi biên chế nhưng người dôi dư, không đáp ứng điều kiện, yêu cầu của công việc, không tiếp tục bố trí công tác khác và được hưởng chế độ giành cho người bị tinh giản biên chế.

Ngoài ra, Luật Viên chức sửa đổi 2019 cũng đã bỏ quy định liên quan đến “biên chế suốt đời”.

3 trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời

Tuy vậy, theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì vẫn có một số trường hợp được hưởng biên chế suốt đời.

Cụ thể, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (tức biên chế suốt đời) được áp dụng với 03 trường hợp sau:

– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

– Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, có 03 trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời.

Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc

Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc quy định tại Điều 26 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:

**Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:

– Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

– Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng. Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;

– Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;

– Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);

– Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;

– Chế độ tập sự (nếu có);

– Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

– Hiệu lực của hợp đồng làm việc;

– Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

**Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức.

**Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.

Tổng hợp: https://phunutoday.vn/chi-con-3-truong-hop-vien-chuc-duoc-bien-che-suot-doi-do-la-nhung-truong-hop-nao-d369556.html

Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/chi-con-3-truong-hop-vien-chuc-duoc-bien-che-suot-doi-do-la-nhung-truong-hop-nao-3-717617.html

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/chi-con-3-truong-hop-vien-chuc-duoc-039bien-che-suot-doi039-do-la-nhung-truong-hop-nao-d83493.html