Bỏ vợ và 3 con để cưới nhân viên nhưng gia đình không ủng hộ. Để rồi 10 năm sau, tôi nhận tin s-ét đánh 

Bình thường cô ấy chỉ là một nhân viên mờ nhạt trong công ty, nhưng hôm đó chiếc váy ôm sát khiến cô ấy trở nên cuốn hút lạ thường.

Tôi thuộc thế hệ đầu 7X, kết hôn với người vợ hơn mình một tuổi. Chúng tôi cùng học ngành công nghệ thực phẩm, rồi đồng hành lập nghiệp. Năm 1997, khi thị trường rộng mở, hai vợ chồng quyết định rời bỏ công việc ổn định để khởi sự một doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Những ngày đầu gian truân chồng chất nhưng nhờ sự kiên trì và khả năng quản lý sắc bén của vợ, công ty dần đứng vững, mở rộng mạng lưới phân phối.

Vợ tôi là người phụ nữ đáng trân trọng. Cô ấy không chỉ lo toan chu toàn gia đình mà còn điều hành công ty một cách khéo léo. Nhân viên quý mến vợ tôi vì sự gần gũi, hai bên gia đình kính trọng vợ tôi vì nết sống trước sau vẹn toàn. Sau mười năm hôn nhân, chúng tôi có ba con: hai trai, một gái.

Nhưng một gã đàn ông gia trưởng như  lại không biết trân quý những gì mình đang có. Khi vợ muốn đi tập gym để giữ dáng, tôi buông lời mỉa mai: 

“Đi tập để kiếm trai hay tụ tập đàn đúm?”. Cô ấy lặng lẽ từ bỏ ý định.

Rồi tôi bắt đầu so sánh vợ với những cô gái trẻ trung ngoài kia. Tôi thấy cô ấy không còn hấp dẫn như thuở ban đầu.

Năm 2010, trong buổi tiệc tất niên, ánh mắt tôi dừng lại ở một cô nhân viên sale 31 tuổi, chưa lập gia đình. Bình thường cô ấy chỉ là một nhân viên mờ nhạt trong bộ đồng phục công ty, nhưng hôm đó chiếc váy ôm sát khiến cô ấy trở nên cuốn hút lạ thường.

Xem lại hồ sơ, biết cô ấy còn độc thân nên tôi bắt đầu tiếp cận. Vợ tôi nhanh chóng phát hiện, cảnh báo tôi dừng lại, thậm chí sa thải cô ấy để bảo vệ gia đình. Nhưng tôi không dừng. Tôi có tiền, có quyền, nghĩ rằng mình muốn gì cũng được.

Năm 2012, nhân tình báo tin có thai. Vợ tôi không nói thêm lời nào, chỉ lặng lẽ nộp đơn ly hôn.

Tài sản chia bảy phần, vợ nhận ba, gồm 50 tỷ đồng tiền mặt. Cô ấy để lại nhà máy, công ty cho tôi, chỉ mang theo ba con rời đi. Hai con lớn giận tôi ra mặt, chỉ có đứa út còn níu kéo nhưng rồi cũng dần quen với cuộc sống không có cha bên cạnh.

Tôi cưới nhân tình, nhưng đám cưới diễn ra trong lạnh lẽo, không một ai trong gia đình tôi tham dự. Cuối năm 2012, vợ sau của tôi hạ sinh con trai đầu lòng: khôi ngô, giống tôi như đúc. Tôi tự nhủ, dù sao mình cũng có một gia đình mới.

Nhưng cuộc hôn nhân này không giống lần đầu. 

Khi trở thành bà chủ, vợ sau của tôi thay đổi. Cô ấy xa rời công việc, chưng diện xa hoa, ra lệnh hơn là điều hành. Nhân viên lần lượt rời đi. Một nhân viên cũ từng cảnh báo: “Anh rước rắn vào nhà rồi, hậu quả sau này nặng lắm.”

Tôi phớt lờ. Tôi vẫn có tiền, có công ty, nghĩ chẳng gì có thể xảy ra.

Năm 2014, ba mẹ tôi chia tài sản nhưng không để lại gì cho tôi. Họ dành 60% cho vợ cũ, 40% cho em gái. Vợ cũ từ chối đứng tên, yêu cầu lập di chúc để ba đứa con tôi thừa kế khi trưởng thành. Từ đó, ba mẹ chỉ đến thăm vợ cũ và các cháu, chưa một lần bước vào nhà tôi.

Vài năm sau, tôi phát hiện vợ sau nhắn tin qua lại với một nhân viên kỹ thuật.

Tôi phát hiện cô ta nhắn tin qua lại với một nhân viên kỹ thuật trong công ty. Khi tôi chất vấn, cô ta chỉ cười nhạt:

“Chỉ là công việc.” 

Tôi không tin, âm thầm theo dõi rồi bắt gặp họ vào khách sạn cùng nhau. Tôi đã đánh cho cô ta một trận, sau đó ly thân, rồi đến ly hôn, tài sản chia 4, lúc này cô ta được 17 tỷ đồng.. Khi tôi hỏi lý do phản bội, cô ta nhếch môi cười:

“Anh gia trưởng, độc đoán, khó chịu. Chỉ có vợ đầu của anh chịu nổi anh, chứ không ai chịu nổi đâu. Ba mẹ anh cũng không công nhận tôi. Tôi chỉ mê tiền của anh thôi!”

Tôi chết lặng.

Sau đó 2 người họ qua Mỹ theo diện bảo lãnh của người thân. Hai cha con tôi lầm lũi sống cùng nhau, lâu lâu các con đầu cũng đến thăm tôi, dù không còn giận ba nhưng có vẻ không mặn mà. 

Tôi chìm vào rượu bia, để mặc con cho chị giúp việc lo, công việc công ty bắt đầu giảm sút. Nhìn lại người vợ đầu, tôi nhận ra cô ấy trẻ đẹp hơn xưa do chăm thể thao, tập yoga bài bản.

Năm 2022, tôi phát hiện bản thân mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối. Một ngày, vợ cũng không hẹn mà bất ngờ đến gặp tôi, giọng điềm nhiên:

“Đáng lẽ tôi không đến, nhưng giờ ông bệnh tật, tôi không còn oán trách nữa. Ông cứ an tâm chữa bệnh, các con sẽ chăm sóc ông. Còn con út, tôi sẽ nhận nuôi. Nếu mẹ nó không quay về, tôi sẽ xem nó như con mình.

Tôi cay đắng hỏi:

“Sao bà không đi bước nữa?”

Cô ấy cười nhẹ:

“Tôi giờ tự do, khỏe mạnh, xinh đẹp, sao phải đeo thêm gông vào cổ?”

Tôi im lặng. Lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu thế nào là mất mát thực sự.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/bo-vo-va-3-con-de-cuoi-nhan-vien-nhung-gia-dinh-khong-ung-ho-de-roi-10-nam-sau-toi-nhan-tin-s-et-danh-d265062.html