Bố dượng đưa cho tôi 200 triệu tiền tiết kiệm và nhờ tôi phụng dưỡng tuổi già, tôi có nên đồng ý?

Hiện tại, bố dượng chỉ có thể trông cậy vào tôi

Tôi là Linh, 39 tuổi, đến từ Sài Gòn.Bố ruột của tôi mất khi tôi còn học tiểu học, và tôi bỏ học ngay sau đó. Vào năm thứ ba sau khi bố tôi qua đời, mẹ tôi tái hôn với bố dượng hiện tại. Bố dượng lúc đó còn độc thân, chân hơi khập khiễng, nên vì thế không có cô gái nào thích. Tuy nhiên, sau khi quen nhau, mẹ tôi thấy ông là người chăm chỉ và đối xử tốt với tôi nên đã đồng ý cưới.

Sau khi họ kết hôn, bố dượng vẫn rất tốt với tôi. Vào năm thứ hai, mẹ tôi sinh một em trai, hai người đặt tên cho em trai là Ninh, em trai được gia đình chúng tôi cưng chiều. Bố dượng là người có tư tưởng tiến bộ, ông cảm thấy trẻ em sống ở nông thôn chỉ có học mới có tương lai. Vì vậy, ông đã theo dõi sát sao việc học tập của Ninh. Để Ninh có điều kiện tốt đi học, bố dượng đã làm tất cả công việc, với hy vọng cố gắng kiếm được nhiều tiền, đáp ứng các yêu cầu khác nhau của em trai. Ninh học giỏi và luôn là niềm tự hào của gia đình chúng tôi. Khi em trai lớn lên, lòng tự trọng của em trai cũng càng cao. Em trai luôn giữ khoảng cách với bố dượng, luôn sợ người khác biết bố mình là người què.

Bố dượng chỉ biết chịu đựng đau buồn trong lòng. Ông cũng luôn tự an ủi mình rằng chỉ cần con học hành tử tế thì nó muốn sao cũng được. Vì lý do này, bố dượng đã làm việc chăm chỉ hơn để kiếm tiền cho Ninh đi học. Sau đó, chú đã mở một bãi phế liệu với mẹ tôi. Mẹ tôi hàng ngày ở nhà, còn bố dượng thì đạp xe ba gác đi thu gom phế liệu ở khắp nơi. Vì sự cố gắng, Ninh đã được nhận vào một trường đại học danh tiếng. Sau khi tốt nghiệp, em trai đã ký được hợp đồng làm việc với một công ty có tiếng. Thậm chí còn yêu một cô gái ở thành phố, ổn định cuộc sống luôn ở đó.

Lúc đó tôi đã có gia đình riêng, lấy chồng ở làng bên. Mẹ tôi và bố dượng đã cho tôi những món quà đính hôn, của hồi môn trong ngày cưới. Khi xe cưới chuẩn bị rời đi, mẹ tôi đã cố kìm nước mắt, bố dượng cũng khóc, ông cũng nhiều lần nói với chồng tôi rằng phải đối xử tốt với tôi. Vào thời điểm đó, tôi đã quyết định rằng tôi sẽ hiếu thảo với bố dượng giống như hiếu thảo với mẹ mình. Khi em trai chuẩn bị kết hôn, mẹ tôi và bố dượng rất vui mừng, đến nỗi họ không thể ngủ suốt những ngày trước ngày cưới của em trai. Họ còn đặc biệt nhờ tôi chở ra phố mua quần áo mới, giày mới và làm tóc mới.

Bố dượng cũng lấy ra hết số tiền tiết kiệm của mình muốn đưa cho em trai Ninh. Tuy nhiên, khi họ nói rằng muốn tham dự đám cưới và gọi điện cho em trai hỏi địa chỉ cụ thể thì em trai đã do dự một lúc rồi từ chối. Em trai cho rằng họ không cần phải đến, họ không thích hợp với không gian sang trọng đó. Bố dượng hồi lâu không nói gì, tay hơi run. Cuối cùng, ông nói rằng sẽ gửi một số tiền mừng cho Ninh. Nhưng Ninh nói: “Bố chỉ cần chuyển tiền thôi, còn không cần phải đến dự”.

Bố dượng im lặng một lúc rồi cúp điện thoại với một tiếng “ừ”. Sau đó, khi em trai sinh con, bố dượng và mẹ cũng không được mời. Lễ Tết hàng năm, em ấy cũng không về, lần nào cũng bảo bận, hay vợ không quen sống ở quê nên không về quê được, chỉ có thể gọi điện một chút vào đêm giao thừa. Lần duy nhất em ấy quay lại là khi mẹ tôi mất vì bệnh ung thư vú vài năm trước. Tôi đã gọi điện cho em ấy nhiều lần và giục anh ấy quay về.

Mẹ tôi cũng là mẹ ruột của em ấy, tôi đã chăm sóc mẹ tôi khi mẹ ốm nằm viện, còn Ninh chỉ chuyển cho tôi 10 triệu như trả phí. Đôi khi, tôi thực sự cảm thấy rằng Ninh không có lương tâm, bố mẹ đã làm việc rất vất vả để nuôi dạy Ninh, và đền ơn lại là cách đối xử chẳng tốt đẹp với họ. Nhưng Ninh đã không đến để làm tang lễ cho mẹ, Ninh chỉ về vào ngày thứ 4 của tang lễ như một người khách đến viếng. Khi Ninh đến, em ấy đã không đến thắp hương cho mẹ trước. Thay vào đó, em ấy vào bếp và bảo tôi nấu vài món ngon cho vợ em ấy, vì vợ đang đói. Nếu không phải xung quanh có có người khác, tôi đã muốn tiến lên đánh cho em ấy một trận.

Vì đã muộn, nên bố dượng dọn giường, chuẩn bị chăn sạch sẽ cho Ninh và vợ em ấy ngủ ở lại. Nhưng họ mặc kệ, lái xe thẳng đến khách sạn huyện, ngày hôm sau liền từ huyện đi thẳng lên phố. Bố dượng ngày hôm đó chỉ ngồi thẫn thờ ở trong phòng khách, một khắc cũng không nhắm mắt, cũng không nghe bất luận mọi người nói gì. Sau đó, mỗi năm vào giao thừa, tôi đến và đón ông đến nhà tôi để cùng nhau đón năm mới.

Năm ngoái, bố dượng bị sốt cao, hàng xóm phải gọi xe cấp cứu đưa vào bệnh viện. Tình hình nguy kịch, trên xe cấp cứu, chú phải đeo mặt nạ dưỡng khí. Có thể là do quanh năm thu gom phế liệu, phổi của ông có chút vấn đề. Một người hàng xóm đã gọi cho tôi và tôi vội vã đến bệnh viện ngay lập tức. May mắn thay, sau hơn một tuần, bố dượng đã qua cơn nguy kịch. Thỉnh thoảng, khi tôi bước vào phòng, tôi thấy bố dượng đang nhìn chằm chằm lên trần nhà, đôi mắt của bố dượng phủ một lớp u sầu. Một ngày nọ, khi tôi mang cơm trưa đến cho bố dượng, đột nhiên ông ấy hỏi tại sao không thấy Ninh gọi điện.

Tôi chần chừ một lúc, cười nói, tôi không gọi điện báo cho em ấy biết. Còn không quên cặn dặn ông ấy đừng lo, dù sao còn có vợ chồng tôi lo liệu ở đây rồi. Bố dượng không nói gì, mà chậm rãi gật đầu. Thật lâu sau mới nói: “Ừ, đúng đừng cho nó biết”. Trên thực tế, tôi đã gọi điện cho Ninh trên đường đến bệnh viện vào ngày hôm đó. Nhưng nó viện đủ mọi lý do để không đến. Tôi mắng nó, và nó nói rằng sẽ đưa cho tôi một ít tiền để thuê hộ lý chăm sóc cho bố dượng.

Tôi không dám nói với bố dượng những điều này, vì vậy tôi chỉ có thể giả vờ nói dối mà thôi. Trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay, chồng tôi và tôi đưa bố dượng đến nhà ăn Tết. Ông ấy im lặng hơn trước, vào buổi chiều ngày giao thừa, Ninh đăng một bức ảnh lên mạng xã hội, là hình ảnh cả nhà họ đang ăn tối ở khách sạn sang trọng rất vui vẻ. Sau khi bố dượng nhìn thấy nó, ông ấy đã im lặng một lúc lâu.

Khoảng 6 giờ chiều, gia đình tôi bắt đầu bữa tối năm mới. Vì cơ thế bố dượng chưa hồi phục nên không thể uống rượu, tôi chỉ có thể chuẩn bị một chút nước trái cây. Nhưng bố dượng nhất quyết đòi uống, tôi đang có ý định đem đi giấu. Nhưng chồng tôi ngăn lại và nói:

Để bố uống đi, bố khó chịu lắm, uống một chút sẽ thấy đỡ hơn”.

Tôi nghe xong sống mũi hơi cay, đưa rượu cho chồng. Chồng tôi rót vào một cốc nhỏ của mình và của bố dượng nói:

“Nào bố, con uống cùng với bố”.

Bố dượng trở nên vui vẻ, họ uống hết cốc này đến cốc khác trong bữa ăn đó, và cuối cùng thì họ cũng say. Sau đó, tôi đi dọn dẹp, các con thì xem tivi. Chồng tôi pha nước đem đến rửa mặt và chân cho bố dượng, rồi đưa ông vào phòng ngủ. Sau đó, tôi và chồng xem tivi trong phòng mình cùng chờ bắn pháo hoa. Đây là một phong tục ở quê tôi. Khi gần 12 giờ, bố dượng bất ngờ gõ cửa phòng tôi. Sau khi mở cửa, tôi hỏi ông ấy có đói hay chóng mặt gì không. Để tôi đi nấu một chút canh giải rượu và một ít đồ ăn cho lót bụng.

Ảnh minh họa.

Bố dượng cười bảo:

Bố không say, chút rượu này làm sao có thể làm bố say được, bố còn có chuyện khác muốn nói với con”. Vừa nói, bố dượng vừa đưa cho tôi một chiếc thẻ ngân hàng và nói:

Trong đây là 200 triệu, số tiền này mẹ con và bố đã dành dụm bao năm qua. Mật khẩu được viết ở mặt sau của thẻ”.

Tôi chưa kịp phản ứng, bố dượng đã rời khỏi phòng. Ban đầu tôi muốn gọi bố dượng lại để trả lại thẻ. Nếu tôi nhận, điều đó có nghĩa là tôi sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc cho bố dượng. Và tôi cũng sợ Ninh gây rắc rối cho tôi nếu biết chuyện này. Nhưng sau đó tôi và chồng đã bàn bạc và quyết định giữ lại. Dù sao Ninh không có ở bên cạnh, vì vậy bố dượng không thể trông cậy gì vào Ninh nữa. Hiện tại, chỉ có thể trông cậy vào tôi. Tôi nhận thẻ này và chăm sóc bố dượng, chắc chắn bố dượng sẽ thấy thoải mái hơn. Chúng tôi sẽ dùng số tiền này lo cho bố dượng. Tuy nhiên, để tránh cho Ninh sau này tranh cãi, chồng tôi đã bảo tôi chuẩn bị sổ sách, ghi lại mọi chi tiêu, chi phí, hóa đơn dùng trong việc chăm sóc bố dượng. Điều này là tốt cho sau này, cho mọi người.

Tôi cũng muốn nói với các bậc bố mẹ rằng, mặc dù điểm số của con cái họ rất quan trọng. Nhưng chúng ta cũng phải chú ý đến việc tu dưỡng nhân cách đạo đức cho chúng. Nếu không, đứa trẻ sẽ không hiểu được việc cơ bản là biết ơn, vậy thì có ích gì cho sự hy sinh và cố gắng.

Còn bạn, bạn nghĩ ra sao về điều này?

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/bo-duong-dua-cho-toi-200-trieu-tien-tiet-kiem-va-nho-toi-phung-duong-tuoi-gia-toi-co-nen-dong-y-d158116.html
X