Ban đêm khi đi ngủ nên đóng hay mở cửa sổ? 99% người làm sai bấy lâu mà không biết

Chúng ta nên đóng hay mở cửa sổ vào ban đêm khi ngủ thì tốt nhất là quan tâm của nhiều người? Vậy bạn có biết đâu mới là câu trả lời đúng hay không?

Thực ra, chúng ta thường có thói quen đóng cửa sổ khi đi ngủ, bởi lẽ khi mở cửa tâm lý chung là sợ tiếng ồn hoặc sợ côn trùng bay vào trong nhà nên sẽ đóng cửa kín mít.

Tuy nhiên, nếu cả đêm dài mà chúng ta đóng cửa im ỉm thì sẽ gây hại khá lớn tới sức khỏe. Theo các nghiên cứu, khi con người đi ngủ sẽ hít vào 300ml O2 và thở ra 250ml khí CO2 mỗi phút. Sau khi ngủ 3 tiếng, khí CO2 trong phòng có thể tăng lên gấp mấy lần.

Bên cạnh đó, trong một không gian đóng kín, không có hệ thống thông gió, thiếu oxy thì số lượng vi khuẩn, bụi bẩn và các chất độc hại khác trong phòng sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Khi con người hít thở, những chất ô nhiễm này sẽ được hít vào cơ thể, khiến con người dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt sau khi thức giấc.

Tựu chung, chúng ta nên mở cửa sổ vào ban đêm khi đi ngủ. Trong trường hợp bật điều hòa, bạn nên hé mở cửa phòng hoặc cửa sổ 2-3 tiếng một lần để bên trong có thể trao đổi không khí với bên ngoài. Nhưng nếu ban đêm không thể tỉnh dậy được, bạn nên lắp thêm quạt thông gió nhỏ hoặc bật quạt để lưu thông không khí trong phòng.

Lợi ích của thói quen mở cửa sổ khi ngủ

Một nghiên cứu mới từ Đại học Công nghệ Eindhoven (Hà Lan) công bố ngày 21.11.2017 cho thấy việc mở cửa sổ khi ngủ có thể làm giảm lượng carbon dioxide và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Điều này đã được chứng minh trên 17 người tham gia nghiên cứu. Cũng theo nghiên cứu này, mặc dù không thể phân biệt rõ ràng trên tất cả các thông số đo, người ta nhận thấy rằng tỷ lệ thông khí thấp hơn có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ.

Những người tham gia nghiên cứu được gắn một bộ cảm biến để đo nhiệt độ của da, thông lượng nhiệt, nhiệt độ giường và độ ẩm da. Cảm biến sẽ giúp đo độ sâu của giấc ngủ và số lần thức giấc. Một cảm biến khác được gắn dưới gối để theo dõi sự chuyển động của họ. Những cử động này có thể chỉ ra sự thao thức bồn chồn của họ.

Các tác giả cũng nhận thấy sự giảm của carbon dioxide khi cửa sổ và cửa ra vào được mở ra góp phần giảm số lần bị đánh thức và tăng hiệu quả của giấc ngủ. Trong các nghiên cứu này, carbon dioxide được sử dụng như là một chỉ số báo về mức độ thông gió. Từ mức CO2 chúng ta có thể có một cái nhìn khá rõ ràng về mức độ thông gió, và nếu mức độ thông gió không đủ tốt thì sẽ chỉ ra rằng có thể có những nguy cơ gây ô nhiễm khác trong nhà.

Còn nếu gặp vấn đề về tiếng ồn và muốn đóng cửa sổ, tốt hơn hết bạn đừng đóng kín mà hãy hở hé cửa sổ một chút để không khí được lưu thông.

Bên cạnh đó, việc đóng hay mở cửa sổ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Chẳng hạn như trong những trường hợp sau thì bạn lại nên đóng cửa sổ vào ban đêm khi đi ngủ:

– Không nên mở cửa sổ khi trời mưa gió để tránh nước mưa tạt vào nhà.

– Vào mùa đông khi thời tiết bên ngoài lạnh giá, cần đóng kín các cửa sổ để giữ ấm, tránh gió lạnh xâm nhập vào cơ thể gây cảm lạnh

– Nếu đang sống ở nơi núi cao và ẩm ướt, bạn cần đóng các cửa sổ để tránh bị thấp khớp.

– Không nên mở cửa sổ trong thời tiết đặc biệt như bão cát, sương mù.

– Người cao tuổi mắc bệnh phong thấp mãn tính nên ngủ đóng kín cửa sổ.

Tổng hợp: Phụ nữ today

https://phunutoday.vn/ban-dem-khi-di-ngu-nen-dong-hay-mo-cua-so-99-nguoi-lam-sai-bay-lau-ma-khong-biet-d355427.html

Nguồn: Xe & thể thao

https://xevathethao.vn/uncategorized/ban-dem-khi-di-ngu-nen-dong-hay-mo-cua-so-99-nguoi-lam-sai-bay-lau-ma-khong-biet.html

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/ban-dem-khi-di-ngu-nen-dong-hay-mo-cua-so-99-nguoi-lam-sai-bay-lau-ma-khong-biet-d156765.html
X