4 ng:uy c:ơ gây h:ại sức khỏe khi chạy ô tô ngày nóng

Chạy xe giữa trời nắng nóng, đóng kín cửa sổ, người lái vẫn bị nám da, cháy nắng, thậm chí bị UT nếu tiếp xúc tia UV trong thời gian dài mà không dùng biện pháp bảo vệ.

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trong mùa nắng nóng cao điểm, có những ngày thời tiết lên đến 40 độ C. Ô tô trở thành phương tiện lý tưởng để tránh nắng, đặc biệt là đối với các gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên đi ô tô ngày nắng nóng cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như là cháy nắng, sốc nhiệt…

Đi ô tô để tránh nắng là lựa chọn của nhiều người trong mùa hè (Ảnh minh họa).

Cháy nắng, UT da

Vào những ngày nắng, tia cực tím (UV) thường ở mức độ khá cao. Tuy nhiên nhiều người cho rằng chỉ cần đóng kín cửa ô tô bật điều hòa sẽ tránh được tia UV.

Thực tế, khi đóng kín cửa sổ, người ngồi trong xe vẫn bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời. Phần cơ thể gần cửa sổ, tiếp nhận lượng ánh sáng gấp 6 lần liều bức xạ cực tím so với vùng không bị nắng.

Theo đó, cửa sau, cửa sổ xe chỉ bảo vệ da chúng ta tránh khỏi tia UVB. Khác với kính chắn gió, nó có thể ngăn tia UVB và chống tia UVA xâm nhập sâu hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây UT da.

Một nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Washington đã phát hiện ra rằng hơn một nửa các trường hợp mắc UT da tại quốc gia này đều xảy ra ở bên trái của cơ thể. Bởi khi lái xe người dân tiếp xúc với tia UV ở bên trái nhiều hơn (Mỹ là quốc gia lái xe ở bên trái).

Trong khi ở Úc, nơi người dân lái xe ở bên phải đường thì tế bào UT da thường xuất hiện nhiều hơn ở bên phải cơ thể. Dẫn chứng này đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời dù bạn đang ngồi trong xe ô tô.

Đi ô tô ngày nắng nóng có thể bị ung thư da (Ảnh minh họa).

Chính vì vậy, ngay cả khi đi ô tô, người ngồi trên xe vẫn cần dùng kem chống nắng. Ngoài ra có thể sử dụng khẩu trang hoặc kính chống nắng đồng thời hạn chế ra đường trong thời gian nắng nóng cao điểm từ 12 – 15h trưa.

Sốc nhiệt

Sốc nhiệt là tình trạng không hiếm gặp với những người đi ô tô ngày nắng nóng. Nếu lái xe mở nhiệt độ điều hòa ô tô quá thấp sẽ gây ra sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ trong xe và nhiệt độ ngoài trời, gây đau đầu, chóng mặt, choáng váng… ngay khi bước xuống xe. Đặc biệt đối với những người có tiền sử cao huyết áp, bệnh tim mạch, sốc nhiệt sẽ gây những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Để tránh bị sốc nhiệt, người ngồi trong ô tô chỉ nên bật điều hòa ô tô từ nhiệt độ cao rồi giảm dần, gió từ nấc nhỏ rồi tăng dần, chú ý đỗ xe nơi bóng râm, mái che.

Bỏng da

Những ngày trời nóng đỉnh điểm, việc đỗ xe dưới trời nắng có thể biến những chiếc ô tô thành “nồi hấp”. Trong vòng 1 giờ, nhiệt độ trong một chiếc xe hơi đỗ ngoài trời ở khu vực chiếu nắng có thể đạt tới 47 độ C, phần ghế ngồi trung bình 51 độ C, thậm chí lên tới 60 độ C.

Ngay cả khi xe hơi được đỗ trong bóng râm thì mức nhiệt độ trung bình vẫn có thể lên tới 38 độ C và khu vực ghế ngồi 41 độ C. Nếu ngồi trên những chiếc ghế có độ nóng như vậy có thể khiến làn da bị bỏng, rát, da đỏ tấy…

Do đó, khi đỗ ô tô nên lựa chọn những vị trí râm mát. Nếu cần phải đỗ xe dưới trời nắng, hãy sử dụng các loại tấm che chuyên dụng, chiếu, vải… phủ lên xe nhằm hạn chế tình trạng nắng nóng. Trước khi ngồi vào ô tô cũng cần kiểm tra nhiệt độ ghế để tránh gây hại da.

Ngồi ghế ô tô quá nóng gây hại cho cơ quan sinh sản

Phụ nữ ngồi quá lâu trên ghế xe nóng có thể gây ra tình trạng tiêu diệt vi khuẩn có lợi, tăng nguy cơ viêm nhiễm và mắc bệnh phụ khoa. Ghế quá nóng còn gây hại cho chức năng sinh sản của nam giới. Có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh trùng, giảm chất lượng và số lượng tinh binh.

Ngoài ra, trẻ em dưới 3 tuổi cũng không nên ngồi trên ghế quá nóng do độ tuổi này vẫn chưa hình thành phản ứng điều hòa thân nhiệt, cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Để giảm nhiệt độ cho ghế ô tô, chủ xe nên bật điều hòa vài phút trước khi lên xe. Ngoài ra, người đi ô tô có thể sử dụng khăn ướt hoặc xịt nước lên, đợi khoảng 1 – 2 phút cho nguội rồi mới ngồi lên ghế. Trong trường hợp bắt buộc phải lái xe mà không có nước hoặc khăn ướt, tài xế có thể sử dụng các loại vải chống nắng phủ lên ghế sau đó mới ngồi lên.

Nguồn: https://giadinhonline.vn/4-nguy-co-gay-hai-suc-khoe-khi-chay-o-to-ngay-nong-d191988.html

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/4-nguy-co-gay-hai-suc-khoe-khi-chay-o-to-ngay-nong-d169270.html