4 kiểu người tuổi trung niên đừng dại tiếp xúc nếu không muốn đến phiền nhiễu quấn thân, thậm chí tan hoang cửa nhà

Khi bước vào tuổi trung niên, bạn bè có thể sẽ ít đi, nhưng đừng vì thế mà kết giao một cách tùy tiện. Đời người như giấc mộng, vạn sự như mây khói. Qua thời gian, nhiều người bất tri bất giác đã bước sang tuổi trung niên. Đi qua nhiều mưa gió, chứng

Khi bước vào tuổi trung niên, bạn bè có thể sẽ ít đi, nhưng đừng vì thế mà kết giao một cách tùy tiện. Đời người như giấc mộng, vạn sự như mây khói. Qua thời gian, nhiều người bất tri bất giác đã bước sang tuổi trung niên.

Đi qua nhiều mưa gió, chứng kiến những thăng trầm của cuộc đời, chúng ta sẽ hiểu ra rằng chính đạo đúng đắn nhất trên đời không phải sống vì người khác, mà là trân trọng chính bản thân mình.

Cái “thú” của tuổi trung niên chính là hiểu đời, hiểu người và hiểu bản thân để biết điều gì nên làm, điều gì không, loại người nào nên trân trọng, loại nào không. Quãng đời còn lại của bạn sẽ trở nên quý giá hay buồn tẻ, khốn đốn tất cả đều phụ thuộc vào bạn có biết cách từ chối 4 kiểu người dưới đây.

1. Những người chỉ muốn nhận lấy, không biết cho đi

Trên mạng xã hội từng có một câu hỏi: “Người giàu nhất có phải nên đứng ra thanh toán hóa đơn cho mọi người hay không?”

Câu trả lời nhận được nhiều tán đồng nhất chính là: “Không nên! Vì nguyên tắc cơ bản để một mối quan hệ có thể kéo dài đó chính là sự công bằng. Không ai có trách nhiệm phải thanh toán phần của người khác, đó là sự tôn trọng lẫn nhau.”

Bất luận có thân thiết như thế nào, điều cấm kỵ nhất là đơn phương trao đi. Sự bất bình đẳng sẽ khiến quan hệ không thể kéo dài bền vững.

Đặc biệt, ở độ tuổi trung niên, chúng ta vốn không cần quá nhiều bằng hữu mà chỉ cần một vài tri kỷ hết lòng là được. Không nên ôm đồm quá nhiều để rước thêm tai vạ, tự mua phiền não vào người.

Tuổi trung niên nên sống một cách bình thản, và kết giao bạn bè một cách tỉnh táo. Bởi, nếu bạn còn trẻ, bạn kết bạn sai, bạn có nhiều thời gian để hối hận và sửa chữa, nhưng khi bạn đã bước vào tuổi trung niên, thời gian của bạn không có nhiều để làm những điều ấy.

2. Những người họ hàng thân thích coi thường mình

Có câu nói rằng: “Trên đời này, bản tính con người là khó kiểm soát nhất. Đôi khi người mà bạn cho là thân thiết nhất lại thường là người khiến bạn tổn thương nhiều nhất.”

Trong hiện thực, có một kiểu họ hàng thân thích như thế này: Ngoài mặt, họ cười nói vui vẻ với bạn nhưng sau lưng, họ luôn coi thường và soi mói từng hành động, dù là nhỏ nhất của bạn. Khi có chuyện cần nhờ vả, họ ân cần niềm nở. Nhưng khi bạn gặp khó khăn đến cầu cạnh họ, họ sẽ quay lưng với bạn không thương tiếc với đủ lý do.

Đối với kiểu người này, sự coi thường và khinh rẻ đã ăn sâu vào cốt tủy. Dù bạn hết lòng tốt với họ đến đâu thì cũng chỉ đổi lại sự ác ý. Do đó, tốt hơn hết nên tránh xa càng sớm càng tốt.

Có một số người luôn ỉ vào cái mác “họ hàng” để làm tổn thương bạn. Khi bạn còn trẻ, bạn phải nhìn ánh mắt của bố mẹ nên không thể phản kháng, nhưng khi bạn đã trung niên, bạn đã chẳng còn lý do gì để nhường nhịn loại người ấy nữa rồi.

3. Bạn học, đồng nghiệp cũ bỗng liên hệ lại sau nhiều năm

Trong một đời người, chúng ta sẽ gặp gỡ rất nhiều bạn bè, xây dựng rất nhiều mối quan hệ. Các quan hệ này thân thiết hay xa cách đều phụ thuộc vào quá trình vun vén từ đôi bên. Ngược lại, nếu lâu ngày không liên lạc, không quan tâm thì mối quan hệ dù tốt đẹp đến đâu cũng sẽ nguội lạnh.

Nhất là khi bước vào tuổi trung niên, mỗi người đã có cuộc sống riêng, phải đối mặt với những áp lực riêng. Thời gian và sự bận rộn sẽ khiến mọi người dần dần quên nhau đi nếu không liên lạc quá lâu.

Đây cũng là thời điểm để người trung niên dần buông bỏ những mối quan hệ “nửa vời” như vậy. Học cách buông tay với quá khứ thì hiện tại mới trở nên nhẹ nhàng hơn.

Do đó, nếu những người bạn xưa cũ đột nhiên liên hệ lại, tỏ ý muốn nhờ vả, chúng ta cũng không cần tự làm khó bản thân chỉ vì sợ mất lòng. Bạn đừng quá bận lòng với những kẻ “nửa vời” như vậy, bởi khi họ hết lý do cần đến bạn, họ sẽ lập tức bỏ đi thôi.

4. Người khác giới có quan hệ mập mờ

Sự mập mờ trong một mối quan hệ là điều khó kiểm soát nhất. Đây là mức độ chưa vượt quá giới hạn về đạo đức, nhưng vẫn ẩn chứa sự “nguy hiểm” nhất định, khiến lòng người xao động không yên.

Ở tuổi trung niên, những mối quan hệ như vậy chính là một liều “thuốc độc”. Chúng không chỉ đem tới phiền nhiễu quấn thân, mà thậm chí còn tồn tại nguy cơ tan hoang cửa nhà.

Suy cho cùng, các mối quan hệ không tiến thì nên lùi. Sự mập mờ, mơ hồ ở giữa giống như một con dao hai lưỡi, có thể làm tổn thương cả hai. Đừng trốn tránh cuộc sống tẻ nhạt và nhàm chán của tuổi xế chiều bằng cách lao vào những “cuộc vui đùa tình cảm” như vậy.

Ở tuổi này, khi mà tiền tài và vật chất đã không còn quá quan trọng, hãy sống sao cho thanh giản nội tâm, đạm mà không tranh. Thong dong tĩnh lặng, từ đó mới lĩnh ngộ bản chất thực sự của cuộc sống.

Người đến tuổi trung niên, bạn bè ít không sao, chỉ cần chân thành là đủ. Có như vậy, cuộc sống mới không còn nặng gánh ưu phiền. Tâm thế mới được bình an và yên ổn, vượt qua quãng thời gian còn lại trong yên vui.

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link