17 khoản tiền nhà trường được thu trong năm học mới theo đúng quy định

Ngày 26/8, Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu trong năm học 2024-2025 đối với các trường công lập.

Theo WTT tổng hợp, các khoản đều đã rất minh bạch rõ ràng, các bậc phụ huynh có thêm tham khảo thông tin cụ thể về 17 khoản thu nhà trường được thu của cha mẹ học sinh trong năm học mới như sau nhé!

Theo đó, TP.HCM đã thông qua Nghị quyết 13 quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập. Cụ thể

1. Tiền tổ chức 2 buổi/ngày.

2.Tiền tổ chức dạy tăng cường môn Ngoại ngữ.

3. Tiền tổ chức dạy tin học (tiền tổ chức dạy tăng cường môn tin học đồng/học sinh/tháng; tiền tổ chức hoạt động giáo dục công dân số).

4. Tiền tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và chương trình nhà trường (tiền tổ chức dạy các lớp năng khiếu, thể dục tự chọn, câu lạc bộ, học bơi; tiền tổ chức dạy kỹ năng sống; tiền tổ chức giáo dục STEM; tiền tổ chức học ngoại ngữ với người nước ngoài; tiền tổ chức học ngoại ngữ sử dụng phần mềm bổ trợ; tiền tổ chức chương trình học ngoại ngữ thông qua môn toán và khoa học; tiền tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra các chứng chỉ quốc tế; tiền tổ chức các hoạt động giáo dục khảo sát làm quen tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo).

5. Tiền tổ chức dạy học nghề tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.

6. Tiền tổ chức dạy bổ sung kiến thức tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.

hình ảnh

Nhà trường không được phát sinh các khoản thu ngoài quy định, ảnh minh họa, nguồn: DSD

7. Tiền tổ chức các lớp học theo Đề án “Dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam”.

8. Tiền tổ chức các lớp học theo Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021 – 2030”.

9. Tiền tổ chức thực hiện Đề án Trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”.

10. Tiền thực hiện chương trình kích cầu đầu tư.

11.Tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú.

12. Tiền mua sắm đồng phục học sinh.

13. Tiền học phẩm – học cụ – học liệu.

14. Tiền suất ăn trưa bán trú.

15. Tiền suất ăn sáng (đồng/học sinh/ngày).

16. Tiền nước uống (đồng/học sinh/tháng).

17. Tiền trông giữ xe học sinh (đồng/xe/lượt).

Đặc biệt, theo ban hành hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu của Sở GD-ĐT TP.HCM, mức học phí chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 là học sinh học tại các trường ở TP.Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân; Nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.hình ảnh

Đây là mức học phí áp dụng tại TP.HCM năm học 2024-2025 theo quy định

Mức học phí đối với cấp tiểu học quy định tại bảng trên làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đảm bảo trường tiểu học công lập và các học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Không được phát sinh khoản thu ngoài quy định của TP

Sở GD-ĐT hướng dẫn các trường phải xây dựng dự toán thu-chi tất cả các khoản thu nói trên. Ở mục các khoản thu cho cá nhân học sinh, các trường tự thỏa thuận với phụ huynh học sinh mức giá phù hợp với thực tế và địa bàn nơi trú đóng đồng thời phải đảm bảo đủ dinh dưỡng theo từng bậc học và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu có điều chỉnh tăng so với năm trước liền kề thì phải giải trình, công khai minh bạch và có sự đồng thuận với phụ huynh. Các trường mời phụ huynh học sinh cùng phối hợp giám sát theo dõi cập nhật theo định kỳ để có cơ sở điều chỉnh cho phù hợp.

Mức thu đảm bảo tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tỷ lệ tăng mức thu năm học 2024-2025 (nếu có) không quá 15% so với mức thu đã thực hiện năm học 2023-2024.

hình ảnh

Các khoản thu của nhà trường đã được quy định rõ, ảnh minh họa, nguồn: dSD

Danh mục các khoản thu phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định, mở sổ sách kế toán, sử dụng, quản lý chứng từ, tổ chức hạch toán, theo dõi riêng đảm bảo ghi nhận đầy đủ, chính xác doanh thu và phân bổ đầy đủ, chính xác chi phí đối với từng hoạt động; phải đăng ký, kê khai, nộp đủ thuế và các khoản thu ngân sách khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo tài chính đúng, kịp thời với các cơ quan quản lý theo phân cấp.

Phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm hướng dẫn các trường tổ chức lấy ý kiến thống nhất của phụ huynh học sinh để tổ chức thực hiện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thu chi đầu năm học kịp thời chấn chỉnh tình trạng thu các khoản thu không đúng quy định. Có trách nhiệm giải trình với xã hội về hoạt động của các cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý, trong đó có nội dung quản lý các khoản thu với các trường các bậc học.

Ông Nam nói thêm Sở GD-ĐT thành lập các đoàn kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học tại các cơ sở giáo dục thuộc các quận huyện và các đơn vị trực thuộc, kịp thời chấn chỉnh tình trạng thu các khoản thu không đúng quy định.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/17-khoan-tien-nha-truong-duoc-thu-trong-nam-hoc-moi-theo-dung-quy-dinh-d240829.html