10 điều người Việt đang dần đánh mất. Hy vọng bạn không có điều nào.

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao một vương quốc Bhutan nhỏ bé, với dân số chỉ vào khoảng 750.000 người, nạn mù chữ và đói nghèo vẫn còn là vấn đề nan giải, nhưng người dân nơi đây lại có một cuộc sống hạnh phúc nhất hành tinh hay chưa? Sở dĩ

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao một vương quốc Bhutan nhỏ bé, với dân số chỉ vào khoảng 750.000 người, nạn mù chữ và đói nghèo vẫn còn là vấn đề nan giải, nhưng người dân nơi đây lại có một cuộc sống hạnh phúc nhất hành tinh hay chưa? Sở dĩ quốc gia nay trở thành “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới” là bởi vì họ luôn có đủ 10 điều sau. Đáng buồn thay, đó lại là 10 điều mà người Việt Nam còn thiếu.

1. Mất “Thư giãn”

Thuở nhỏ sống trong căn nhà cũ kỹ, tuy không có máy lạnh nhưng rất mát và yên tĩnh, không khí vô cùng trong lành. Đêm ngủ gần như không đóng cửa, cũng chẳng lo sẽ mất cái này cái kia.

Tuy nhiên, khi lớn lên, khi đã sống trong một ngôi nhà khang trang, rộng lớn, nhưng cửa trên, cửa dưới đều đóng chặt, thậm chí còn lắp đặt cả camera giám sát.

Người Việt Nam dường như càng ngày càng thiếu đi sự thư giãn, suy nghĩ lúc nào cũng căng thẳng, căn ke đề phòng mọi thứ, mọi người xung quanh.

02. Thiếu “nhiệt tình”

Thuở nhỏ, hàng xóm như một gia đình, ở với nhau, có món ngon thì bưng bát cho cả xóm cùng nếm, khi có việc gì thì mọi người ra tay giúp đỡ. …

Ngày nay, chúng ta sống trong cùng một cộng đồng, thậm chí trên cùng một tầng, chúng ta gặp nhau hàng ngày, nhưng chúng ta không bao giờ giao tiếp, thậm chí là biết tên nhau.

Thật vậy, sự nhiệt tình giữa những người sống cùng nhau bỗng trở thành một điều xa xỉ trong cuộc sống của người Việt Nam hiện nay. Họ bắt đầu chỉ biết sống cho mình, khép kín và ích kỷ.

03. Thiếu “sức khỏe”

Thuở nhỏ, những đứa trẻ nông thôn thích đi câu vài con cá dưới sông, hay đào trộm củ khoai ngoài ruộng về nướng ăn. Thức ăn đơn giản nhưng ngon và sạch.

Ngày nay, cá trong siêu thị to lớn, rau củ được đóng gói đẹp mắt, nhưng dù rửa bao nhiêu lần, bạn vẫn lo lắng lỡ như gia đình mình vẫn ăn phải hóa chất độc hại.

Giữa thời buổi kinh tế thị trường chạy theo đồng tiền, sức khỏe của chúng ta càng bị đặt vào tình thế nguy hiểm. Lúc này, dù có tiền, chúng ta cũng chưa chắc mua được đồ sạch mà lại ngon, ăn uống đảm bảo sức khỏe.

04. Thiếu “an toàn”

Hồi nhỏ, đứa bé nào cũng cười đùa, nô giỡn, rượt đuổi trên đường theo nhóm ba, năm,… thật là vui vẻ.

Ngày nay, với sự phát triển, đường ngày càng rộng, xe cộ ngày càng nhiều, bạn không còn có thể rượt đuổi thỏa thích, vì điều đó sẽ không an toàn. Không những bản thân bạn gặp nguy hiểm, mà những người xung quanh cũng sẽ bị vạ lây.

05. Thiếu “vui nhộn”

Hồi nhỏ, chẳng mấy nhà có tivi, chiều chiều sang nhà hàng xóm có tivi để xem, đen trắng, hình ảnh nhòe nhoẹt, nhưng có nhiều người nên không cảm thấy cô đơn chút nào. Tâm trạng lúc nào cũng vui vẻ.

Ngày nay, vật bất ly thân nhất trong một ngày là chiếc điện thoại di động. Mỗi người có một chiếc, nên dù quây quần bên nhau nhưng họ vẫn như tồn tại trong thế giới riêng của mỗi người.

06. Thiếu “ký ức”

Khi tôi còn trẻ, không có nhiều studio chụp ảnh, nên việc chụp ảnh mỗi năm một lần rất khó. Chính vì vậy, những bức ảnh thời đó đều được tôi giữ gìn rất cẩn thận, cất vào album để không bị thất lạc. Mỗi lần tôi nhìn lại, nó đầy ắp những kỷ niệm ngày xưa!

Ngày nay, tôi không cần đợi đến vài năm để đến studio để chụp ảnh một lần, vì lúc nào cần chụp ảnh, tôi chỉ cần giơ điện thoại lên là xong. Tuy nhiên, những bức ảnh chụp vội như vậy đôi khi lại khiến tôi không cảm thấy vừa lòng. Nhiều khi chúng bị bỏ quên trong một góc của điện thoại di động, và có rất ít bức ảnh thực sự đáng giá!

07. Thiếu “sự hài lòng”

Hồi nhỏ quần áo của tôi chỉ có mấy màu đơn giản, toàn mặc đồ cũ của các anh các chị để lại, nhưng đồ nào tôi cũng thích.

Quần áo ngày nay muôn màu, muôn vẻ, tủ quần áo luôn được chất đầy, nhưng tôi vẫn cảm thấy quần áo của mình không đủ đẹp để mặc mỗi khi ra ngoài.

08. Thiếu “sự đơn giản”

Hồi nhỏ không có nhiều đồ chơi, hòn bi, bao cát, dây chun con khỉ, bánh mì giấy… không giàu có nhưng chúng ta được chơi mỗi trò một ngày, vui lắm!

Ngày nay, ai chẳng có ba hoặc năm trò chơi trực tuyến được lưu trữ trong điện thoại di động của họ? Ai không có đồ chơi ưa thích ở nhà?

Cho dù công nghệ đã mang lại cuộc sống giải trí phong phú hơn, nhưng sự thân thiết với tuổi thơ thì dường như không còn nữa.

09. Thiếu “tự do”

Khi tôi còn nhỏ, trong ký ức của tôi chỉ có một rạp chiếu phim. Hầu hết mọi người đều không thể đến đó và cũng không có nhiều phim để xem!

Đôi khi có một bộ phim ngoài trời trong làng và chúng tôi bắt gặp một vài người bạn, trèo cây, cúi rạp người trên đỉnh của các tòa nhà hoặc ngồi trên cột điện để xem. Thật là thú vị!

Ngày nay, ngày càng có nhiều rạp chiếu phim, các hiệu ứng 3D đặc biệt và các bộ phim bom tấn của Hollywood cho bạn lựa chọn. Xếp hàng mua vé, chọn chỗ ngồi trực tuyến, kiểm tra vé khi vào địa điểm và không được phép mang theo đồ uống từ bên ngoài. Có quá nhiều quy định, nhưng vì bạn muốn xem phim nên bạn phải chấp nhận.

10. Thiếu “hạnh phúc”

Ông nội lấy bà nội chỉ có nửa thùng gạo, cha lấy mẹ chỉ nửa con bò. Đến phiên tôi, kết hôn, làm giấy đăng ký kết hôn, mời một hai bàn tiệc, không có nhiều của hồi môn nhưng tôi rất hạnh phúc khi kết hôn.

Bây giờ, lấy chồng mà không có nhà, không xe, không tiền thì hôn nhân không hạnh phúc! Tiền bạc được đem ra làm thước đo cho một cuộc sống hôn nhân suôn sẻ. Vợ chồng cãi nhau đều cũng vì chữ “tiền” đầu tiên, điều mà lúc chưa cưới họ đều cho rằng là không quan trọng, và chỉ có hạnh phúc mới là thứ tồn tại mãi mãi.

Có nhận định cho rằng, sự “thiếu” hay “đủ” còn do cách nhìn và cảm nhận của mỗi người. Nhưng hẳn bạn cũng phải thừa nhận rằng, phải có thể nào thì Bhutan mới trở thành “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”, phải không nào? Và nếu như bạn cảm thấy người Việt Nam chúng ta còn thiếu điều gì nữa ngoài 10 điều trên thì hãy bổ sung thêm bạn nhé!

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/10-dieu-nguoi-viet-dang-dan-danh-mat-hy-vong-ban-khong-co-dieu-nao-d23500.html
X