Theo WTT tổng hợp, tháng 7 còn được mọi người gọi là tháng ‘cô hồn’, đây là thời điểm gắn liền với hai sự kiện chính là Lễ Vu lan báo hiếu và ngày Xá tội vong nhân. Trong đó, ngày Xá tội vong nhân sẽ được tính từ mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch. Quan niệm dân gian cho rằng, trong những ngày này, những v/o/n/g linh chưa được siêu thoát sẽ được mở cửa để về dương gian, nhận đồ cúng tế của con người.
Cũng chính vì lý do này, nên nhiều người cho rằng trong tháng 7 cần cẩn trọng, nếu không sẽ bị â/m k/h/í, tà khí bám theo và gặp xui xẻo. Trong dân gian có một số kiêng kỵ như:
– Không nên đi chơi đêm trong tháng cô hồn, đặc biệt với người yếu bóng vía và trẻ em.
– Không phơi quần áo vào ban đêm.
– Không nên bơi lội vào ban đêm, để tránh xảy ra các tình huống nguy hiểm tính mạng.
– Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.
– Khi đến những nơi vắng vẻ, qua nghĩa trang không quay đầu nhìn lại phía sau, không trả lời dù có cảm giác ai đó đang đi theo mình hoặc gọi tên mình.
– Không chụp ảnh tại đình, chùa, miếu mạo trong tháng 7 Âm lịch.
– Không khởi công, động thổ, cất nóc, nhập trạch hay khai trương công ty, cửa hàng trong tháng 7 Âm lịch.
– Không gội đầu sau 23h giờ.
– Không treo chuông gió ở đầu giường, hay trong không gian phòng ngủ vì tiếng chuông sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người.
– Về việc cúng bái: Không cúng chúng sinh trong nhà, nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc xin cúng ở đình, chùa… Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã.
– Không ăn vụng đồ cúng.
Phong tục thờ cúng trong tháng 7 với hy vọng mọi nơi đều được bình an, êm ấm, ảnh minh hoa, nguồn: DSD
Theo chuyên gia phong thủy Phùng Phương, những kiêng kỵ theo quan niệm dân gian có thể tin hoặc không vì chưa có cơ sở khoa học. Theo chuyên gia này, những việc sau mới là những điều cần phải kiêng kỵ trong tháng 7:
– Động thổ, kết hôn, khai trương, ký hợp đồng… mà không xem ngày.
– Không thực hiện các biện pháp giảm â/m/ k/h/í, tăng d/ư/ơ//n/g k/h/í nhà ở.
– Không thành tâm khi cúng bái.
Tháng “cô hồn” có nguồn gốc từ đâu và vì sao ai cũng ‘ngại’ tháng này
Có nhiều cách lý giải về phong tục trong tháng 7 âm lịch nhưng nhiều người cho rằng, các quan niệm đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn, đề cao tấm lòng báo hiếu, sống lương thiện, hiền lành.
Theo ông Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng văn hóa Du lịch cho biết, việc gọi tháng 7 âm lịch là tháng “cô hồn” không có lịch sử rõ ràng. Tuy nhiên, theo truyền thuyết tháng 7 âm lịch là tháng có những người c/h/ế/t không có nơi nương tựa, không có gia đình, ma quỷ đi lang thang khắp nơi. Điều này gắn liền với thời xa xưa, mang tính phong tục.
Các kiêng kỵ trong tháng 7 được truyền miệng từ nhiều đời, ảnh: dSD
Trong việc thờ cúng, mọi người quan niệm người đã mất luôn được người sống cúng bái, thờ tụng. Tuy nhiên, có những linh hồn không đón được về với gia đình, những người ăn xin không được ai thờ cúng nên tháng 7 âm lịch là dịp để người sống cúng cho những người đó. Vì vậy, theo truyền thuyết tháng 7 âm lịch là tháng “cô hồn”.
Với phong tục thờ cúng trong tháng 7 âm lịch, người dân hy vọng thế giới tâm linh của những người đã khuất, không nơi nương tựa, m/a đói được bình yên từ đó thế giới đời thực cũng được may mắn, suôn sẻ. Người đã khuất khi được quan tâm, thờ cúng sẽ phù hộ cho những người ở cõi dương bình an, hạnh phúc.
Tháng 7 âm lịch, nhiều người thường kiêng làm những việc đại sự như cưới hỏi, xây nhà, đi xa, khai trương… Họ cho rằng, những điều này cần có sự may mắn nên sẽ không thực hiện vào trong tháng “cô hồn”, tháng m/a q/u/ỷ, không có nhiều may mắn. Những điều này được truyền miệng từ đời này qua đời khác và được nhiều người thực hiện.
“Tháng 7 âm lịch hay tháng “cô hồn” là phong tục, truyền thống của người dân từ bao đời nay. Chúng ta tôn trọng suy nghĩ, giá trị tâm linh của mỗi người nhưng không đẩy thành những điều huyền bí, m/ê t/ín/ d/ị đ/o/a/n, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày”, ông Hiền bày tỏ.
Trong tháng 7 Âm lịch – tháng Vu lan báo hiếu và Xá tội vong nhân, phần lớn các Phật tử đi chùa ít nhất một lần, vừa để cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình, vừa để làm công đức. Những việc làm này sẽ khiến tâm hồn bạn thư thái và bình an hơn nhiều. Nhiều người không phải là Phật tử cũng hay đến chùa dịp này, góp công góp của làm việc phúc thiện.
Ngoài việc cúng cô hồn để những vong hồn lang thang, cô độc đỡ tủi, các gia đình thường ra nghĩa trang thăm mộ phần của người thân trong gia đình, hoặc đến ngôi chùa họ được gửi gắm, hay nơi lưu giữ hũ hài cốt của họ.